Quy trình khoan cấy thép đúng kỹ thuật

Trong thi công và xây dựng, khoan cấy thép đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc gắn kết và cố định công trình một cách tối ưu và hiệu quả.
Vậy làm sao để thực hiện đúng, chuẩn quy trình khoan cấy thép. Mời quý bạn đọc đồng hành cùng Bulong Comat tìm hiểu ngay bài viết chi tiết hữu ích ngay sau đây.
Khoan cấy thép là gì
Khoan cấy thép được hiểu là quá trình thêm thép, neo thép vào trong các cấu kiện bê tông cốt thép đã có sẵn bằng cách sử dụng thêm một loại vật liệu chuyên dụng để gắn kết cố định.
Quá trình khoan cấy thép đòi hỏi phải tạo ra những mối liên kết bền vững, chắc chắn mà không ảnh hưởng đến kết cấu bê tông hiện có.
Quá trình khoan cấy thép sử dụng hóa chất chuyên dụng đang được xem là giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả cao trong thi công xây dựng.
Với phương pháp này các công trình xây dựng dân dụng, các công trình nhà cao tầng cho tới các nhà máy với diện tích rộng lớn hoàn toàn đều có thể áp dụng.
Thậm chí việc sử dụng khoan cấy thép này có thể ứng dụng đối với cả các hệ thống giao thông hạ tầng cũng đem lại hiệu quả kinh tế cực kỳ cao.
Những trường hợp nào cần khoan cấy thép
Các trường hợp dưới đây cần phải khoan cấy thép, cụ thể:
- Khoan cấy thép sử dụng để phục vụ công tác cải tạo, sửa chữa công trình cũ như thêm dầm cột, mở rộng cầu thang… Ngoài ra, những trường hợp cần tăng cường thêm kết cấu trong cải tạo những công trình cũ thì biện pháp này bắt buộc phải áp dụng.
- Liên kết cấu kiện thép mới của đài móng, sàn tầng hầm, dầm tầng hầm vào tường vây barrett trong trường hợp thép bị thiếu hoặc bị sai lệch vị trí…
- Liên kết cốt thép của cấu kiện đã được hoàn thiện với cốt thép của cấu kiện mới trong trường hợp không thể thi công toàn khối như liên kết hệ giàn giáo, cốp pha …
- Xử lý các rủi ro hiệu quả trong quá trình thi công như thép để chờ không đúng vị trí, gãy thép hoặc những vị trí không thể đặt thép chờ trước trong quá trình xây dựng và thi công.
- Liên kết kết cấu thép, khung xương nhôm kính với khung nhà bê tông cốt thép trong hạng mục hoàn thiện : mái đón, máng nước, vách nhôm kính, thanh thép, mái sảnh.
Quy trình thi công khoan cấy thép với keo hóa chất
Dưới đây là các bước quy trình khoan cấy thép mà bạn có thể tham khảo áp dụng:
- Bước 1: Khoan lỗ khoan với đường kính và chiều sâu theo thiết kế theo tiêu chuẩn đã được kiểm duyệt.
- Bước 2: Vệ sinh lỗ khoan bằng thiết bị chuyên dụng như: máy thổi, mài cạnh lỗ khoan bằng chổi sắt…
- Bước 3: Tiến hành cho hóa chất cấy thép vào súng bơm keo.
- Bước 4: Thực hiện đưa vòi bơm vào đến đáy lỗ khoan và bơm keo từ đáy . Đến khoảng 2/3 chiều sâu của lỗ khoan thì dừng lại.
- Bước 5: Cho thép vào lỗ khoan, vừa xoay tròn cho đến khi thép chạm đáy lỗ khoan.
- Bước 6: Nếu keo chưa đầy thì cần cho thêm và chờ keo khô để bê tông và thép dính vào nhau là có thể hoàn thiện quá trình khoan cấy thép.
Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình khoan cấy thép mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn nhiều thông tin hay, hiệu quả trong cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm:
– Bu long inox 316 là gì? Ứng dụng của bulong inox 316 trong cuộc sống
– Báo giá khoan cấy thép Hilti 2022 tại Bulong Comat