Tin tức

Thi công sơn sàn nhà xưởng epoxy uy tín, chất lượng

Công việc thi công sơn sàn Epoxy cho nhà xưởng rất quan trọng, những lớp sơn này bảo vệ bề mặt sàn khỏi những tác nhân môi trường, từ đó kéo dài tuổi thọ của công trình. Để nâng cao tính hiệu quả sử dụng lâu dài, bạn cần thực hiện quy trình thi công sơn sàn nhà xưởng Epoxy đúng kỹ thuật.

1. Sơn sàn Epoxy là gì?

Sơn Epoxy là dòng sơn nền nhà xưởng cao cấp, sử dụng hỗn hợp của 2 thành phần gồm có sơn và chất đóng rắn để tạo được 1 lớp sơn hoàn toàn mới, có khả năng kháng dung môi, thích hợp thi công cho nền và mặt phẳng nền.

sơn sàn nhà xưởng epoxy hình 1

2. Ưu điểm và nhược điểm của sơn sàn Epoxy

2.1. Ưu điểm của sơn sàn Epoxy

Thi công sơn Epoxy là một quy trình vô cùng cần thiết giúp đảm bảo tuổi thọ cho công trình nền nhà xưởng, nhà máy. Dưới đây là một số ưu điểm của công việc này:
●    Kéo dài tuổi thọ cho mặt nền nhà xưởng: Việc thi công sơn nền Epoxy trên nền nhà sẽ tạo ra lớp đóng rắn liền trên bề mặt. Lớp sơn này giúp bảo vệ sàn nhà xưởng và ngăn những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sàn. Không những thế, sơn Epoxy còn có tác dụng chống vi khuẩn gây ra mùi và nấm mốc, đặc biệt với điều kiện thời tiết hay có tình trạng nồm ẩm như ở Việt Nam. Từ đó, tuổi thọ công trình được bảo đảm.
●    Nâng cao tính thẩm mỹ: Công việc thi công sơn Epoxy cho nền nhà xưởng sẽ giúp hạn chế tình trạng thấm, nứt giúp bề mặt nhà xưởng luôn láng mịn, sáng bóng.
●    Giúp sàn nhà xưởng có khả năng chịu lực tốt: Thông thường khả năng chịu được lực nếu sử dụng sơn lăn sàn là dưới 10 tấn, với sơn phủ sàn là 20 đến 30 tấn. Cùng với đặc thù là bề mặt sơn có sự đàn hồi và chắc chắn, sơn Epoxy sẽ bảo vệ mặt sàn nhà xưởng khỏi những tác động mạnh đến từ bên ngoài.
●    Giảm khả năng trượt ngã khi di chuyển: Sơn Epoxy cho nền nhà xưởng sẽ tạo ra được độ ma sát cao, giúp cho việc di chuyển của công nhân cũng như phương tiện được đảm bảo an toàn hơn. Không chỉ vậy, ưu điểm này của sơn Epoxy còn được áp dụng trong thi công tầng hầm của các công trình thông qua các ram dốc và vạch kẻ giúp xe cộ, phương tiện di chuyển dễ dàng.

sơn sàn nhà xưởng epoxy hình 2

2.2. Nhược điểm của sơn Epoxy

●    Giá tiền của sơn Epoxy thường cao hơn khi đối chiếu với dòng sơn phủ khác bên ngoài thị trường.
●    Trước khi thi công sơn Epoxy, bạn cần phải làm cho sàn có độ phẳng tốt, vì vậy ngay từ bước đổ bê tông nền bạn cần quan tâm đến độ phẳng của sàn luôn.
●    Dòng sơn Epoxy gốc dầu trong quá trình pha sơn tạo ra khí độc không tốt cho sức khỏe, vì vậy bạn cần trang bị các dụng cụ, vật dụng bảo vệ.
●    Vì khả năng chống tia bức xạ, tia cực tím (UV) chưa cao nên sơn Epoxy ít được sử dụng để thi công ngoài trời.
●    Sơn Epoxy chưa hạn chế triệt để được tình trạng trầy xước trên bề mặt.
●    Sau khi thi công sơn epoxy, nếu bạn muốn thay đổi màu sắc hoặc thiết kế thì rất là tốn công sức và tốn kém về chi phí. Trong những trường hợp phải sửa chữa sàn nhà xưởng, vì sơn Epoxy có tính bền vững và đàn hồi có thể khiến việc loại bỏ lớp phủ gặp khá nhiều khó khăn.

Bạn nên tham khảo ý kiến của nhà thầu thi công sơn epoxy chuyên nghiệp để từ đó tiến hành phân tích đánh giá sàn nhà xưởng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

>> Bài viết nổi bật:

3. Công việc cần làm trước khi thi công sơn sàn Epoxy

➢    Kiểm tra và đánh giá tình trạng mặt bê tông để có thể thi công sơn Epoxy một cách thuận lợi. Mặt nền của sàn bê tông cần bằng phẳng, chắc chắn thì mới đủ tiêu chuẩn thi công. bên cạnh đó, bạn cần tạo nhám cho bề mặt sàn bê tông để lớp sơn Epoxy có thể bám vào dễ dàng.
➢    Vệ sinh sàn trước khi quét sơn Epoxy. Nếu bạn không muốn sau một thời gian sử dụng thì bề mặt của sơn bong tróc và bong sơn thì bạn phải vệ sinh bề mặt thật sạch sẽ trước khi thi công sơn sàn Epoxy cho nhà xưởng.
➢    Chuẩn bị một số dụng cụ chuyên dụng cần thiết như: máy mài sàn bê tông, bay răng cưa, máy hút bụi, rulo chuyên dụng, rulo gai,…

4. Các bước thi công sơn sàn Epoxy cho nhà xưởng

★    Bước 1: Phủ bạt, vệ sinh mặt bằng, hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
★    Bước 2: Xử lý bề mặt thi công sao cho bằng phẳng, không gồ ghề, loại bỏ những dị tật trên mặt phẳng và vệ sinh bề mặt thật sạch.
★    Bước 3: Phủ sơn lót, công đoạn này giúp ngăn nước thẩm thấu và hóa xuất xuống nền.
★    Bước 4: Phủ lớp sơn Epoxy lên mặt sàn cần thi công.
★    Bước 5: Nghiệm thu công trình sau thi hoàn thành thi công.
 

sơn sàn nhà xưởng epoxy hình 3

Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về sơn Epoxy cho sàn nhà xưởng. Hy vọng bạn có thể đúc kết cho mình những kinh nghiệm quý báu về quá trình thi công sơn Epoxy.

>> Xem thêm: Sơn nền nhà xưởng JYMEC – Sự lựa chọn tin dùng của mọi công trình

Những bài viết liên quan

Back to top button